Dưới đây là 11 infographic về 5 văn bản đang có hiệu lực của Bộ Y tế các lĩnh vực về dự phòng, khám, chữa bệnh, bảo hiểm y tế:
1. Khuyến cáo mới của Bộ Y tế về phòng chống lây truyền qua đường hô hấp
Hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, ho gà…, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm. Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi có bệnh lý nền.
Để phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, người dân cần tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
– Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người;
– Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi;
– Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng;
– Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
– Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở…và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
2. Luật Khám, chữa bệnh 2023
2.1. Một số quy định mới về người hành nghề khám, chữa bệnh theo luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
– Mở rộng đối tượng hành nghề trên cơ sở thay đổi từ việc cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn.
– Các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm: Bác sỹ, Y sỹ, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y, Dinh dưỡng lâm sàng, Cấp cứu viên ngoại viện, Tâm lý lâm sàng, Lương y, Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền).
– Quy định giấy phép hành nghề có giá trị 05 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề.
– Quy định người nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ một số trường hợp hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo.
2.2. Một số quy định mới về cơ sở khám, chữa bệnh theo luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
– Bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự phải đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Bổ sung quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Luật thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn.
– Cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu để theo dõi và điều trịngười bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ.
3. Thông tư 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp
3.1. Thông tin tổng quan về Thông tư: Đối tượng, phạm vi và nguyên tắc thực hiện
Phạm vi điều chỉnh:
Khung giá dịch vụ KBCB theo yêu cầu do các cơ sở KBCB của nhà nước thuộc Bộ Y tế, các bộ, ngành và địa phương cung cấp tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối tượng áp dụng:
Phương pháp định giá dịch vụ KBCB theo yêu cầu do các cơ sở KBCB của nhà nước cung cấp.
Nguyên tắc thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu:
1. Phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mức giá của các dịch vụ được thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ.
2. Công khai, minh bạch danh mục, mức giá và khả năng đáp ứng dịch vụ KBCB theo yêu cầu.
3. Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động và đáp ứng các điều kiện để thực hiện dịch vụ.
4. Quản lý, sử dụng và áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
5. Cơ sở KBCB phải hạch toán và theo dõi riêng doanh thu, chi phí và phản ánh đầy đủ trên sổ kế toán, báo cáo tài chính
3.2. Các chi phí và phương pháp xác định chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu
– Chi phí trực tiếp:
Thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế trực tiếp (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo quy định); Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn…
– Chi phí tiền lương:
Tiền lương; các loại phụ cấp; các khoản đóng góp theo chế độ quy định; Tiền công và các khoản chi liên quan đến nhân lực thực hiện dịch vụ theo quy định; Chi phí nhân công thuê ngoài, chi phí mời chuyên gia trong và ngoài nước.
– Chi phí quản lý
Các chi phí của bộ phận quản lý, điều hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí gián tiếp để thực hiện dịch vụ
– Chi phí khấu hao tài sản
Tài sản chỉ sử dụng cho các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và tài sản sử dụng chung cho cả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu: theo quy định của chế độ khấu hao hiện hành.
– Dự phòng rủi ro
– Tích lũy để tái đầu tư, phát triển kỹ thuật, lợi nhuận dự kiến (nếu có)
Cơ sở KBCB quyết định lựa chọn xây dựng giá dịch vụ KBCB theo yêu cầu theo một trong hai phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ.
4. Quyết định số 1121/QĐ-BYT ngày 25/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045
4.1. Mục tiêu của chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
4.2. Các nhiệm vụ chính và các đề án trọng điểm của chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại việt nam giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045
5. Thông tư 11/2023/TT-BYT ngày 11/5/2023 của Bộ Y tế: Quy định về việc thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá và xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá.
5.1. Các địa điểm cấm hút thuốc lá theo Thông tư 11
5.2. Yêu cầu chung đối với tất cả địa điểm cấm hút thuốc lá theo Thông tư 11.
Tin liên quan: