Mặc dù đã khỏi bệnh nhưng nhiều người sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn luôn gặp phải các triệu chứng, điển hình như: đau đầu, ho khan, mất ngủ, rụng tóc,… Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
Để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng nên bổ sung vitamin hậu COVID-19 mỗi ngày:
Vitamin C
Vitamin C (acid Ascorbic) là chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sự bảo vệ của hàng rào biểu mô giúp bạn giảm bớt triệu chứng, chống lại các bệnh đường hô hấp.
Đồng thời loại vitamin này cũng có vai trò quan trọng trong quá trình kháng viêm, giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó bổ sung vitamin C trước và sau khi mắc bệnh để hạn chế nguy cơ bị viêm phổi – biến chứng nguy hiểm của COVID-19.
Liều lượng bổ sung vitamin C phụ thuộc nhiều vào tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe,… Một người lớn không nên nạp vào cơ thể nhiều hơn 2.000 mg/ngày. Bởi vì khi sử dụng quá liều bạn sẽ gặp phải các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Đồng thời vitamin C liều cao còn gây cản trở các loại thuốc mà bạn đang dùng như: thuốc loãng máu, thuốc giảm Cholesterol.
Để đáp ứng lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể nên ăn nhiều trái cây có múi, rau xanh. Trong quá trình chế biến không nên nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao quá lâu để giữ lại hàm lượng vitamin tối đa.
Vitamin D
Ngoài việc duy trì lượng canxi, photpho giúp xương chắc khỏe thì vitamin D còn kiểm soát các phản ứng viêm nhiễm do COVID-19 bằng cách giảm thiểu cơn bão Cytokine.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược học và Dược lý trị liệu, những người bổ sung đủ vitamin D thường có triệu chứng nhẹ, nguy cơ nhiễm trùng hô hấp và tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin D quá liều sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng dạ dày, tổn thương thận, viêm tụy, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Để mang lại hiệu quả nên bổ sung vitamin D hậu covid theo khuyến cáo của bác sĩ: liều lượng cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng là 400 IU, trẻ em và người lớn (1-70 tuổi) là 600 IU và 800 IU cho người già từ 70 tuổi trở lên.
Vitamin D có nhiều trong lòng đỏ trứng, pho mai, sữa bò, các loại cá béo, do đó nên lựa chọn những thực phẩm này để chế biến các món ăn. Đồng thời phơi nắng vào lúc sáng sớm cũng là cách giúp cơ thể sản xuất lượng lớn vitamin D. Chỉ cần 15 phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là bạn đã cung cấp 3.000 – 5.000 IU vitamin D.
Kẽm
Kẽm – dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng sinh tế bào và tổng hợp ADN. Vì vậy khi thiếu kẽm thì các tế bào miễn dịch như: bạch cầu trung tính, tế bào lympho T và B sẽ suy giảm, ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Không chỉ vậy kẽm còn có tác dụng ức chế ARN và khả năng sao chép của virus SARS-CoV-2. Do đó những bệnh nhân không cung cấp đủ kẽm sẽ gặp phải tình trạng viêm nhiễm cao và điều trị kém hiệu quả (theo một thành viên trong nhóm của TS Güerri-Fernández).
Đồng thời kẽm cũng có vai trò làm chậm quá trình lão hóa, ổn định cấu trúc Protein, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và giảm thiểu nguy cơ bị viêm phổi hay mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Cách nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau họng, nghẹt mũi, ho là nên bổ sung kẽm từ 24 giờ đầu tiên khi xuất hiện triệu chứng. Các thực phẩm giàu kẽm mà nên ăn sau hậu Covid là: thịt bò, hàu, bí ngô, hạt điều, nấm, rau bina,…
Tin liên quan: