Dược liệu điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Y học hiện đại và đặc biệt là thị trường thuốc tân dược ngày càng phát triển và đa dạng. Vậy vai trò của dược liệu trong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản là gì? Loại dược liệu nào thường được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản?

Vai trò của dược liệu trong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Theo các nghiên cứu thống kê được về hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng tây y thì:

– Có tới hơn 2/3 số bệnh nhân bị tái phát trào ngược dạ dày sau 1 năm điều trị.

– Tỷ lệ các bệnh nhân kháng trị với các thuốc PPI sau 8 tuần cũng chiếm tới gần 1/3.

Sau những con số dịch tễ không mấy khả quan này các chuyên gia bắt đầu tìm kiếm và quan tâm đến vai trò của dược liệu trong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Thế mạnh của dược liệu cũng như y học cổ truyền nói chung trong điều trị trào ngược phải kể đến:

– Tính an toàn: Dược liệu tự nhiên có khả năng tương thích với cơ thể con người hơn so với các hoạt chất tổng hợp. Chính bởi vậy người bệnh trào ngược dạ dày khi sử dụng các dược liệu trong điều trị thường ít gặp hoặc không gặp tác dụng phụ không mong muốn.

– Tính hiệu quả: Việt Nam có nền y học cổ truyền lâu đời với nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh trong đó có trào ngược dạ dày. Vì thế tính hiệu quả điều trị đã được chứng thực trong thời gian dài.

– Tính tiện dụng: Ngày càng có nhiều doanh nghiệp kết hợp với các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đông y và người dân trồng dược liệu để tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc đông dược. Các chế phẩm này vừa giữ được tác dụng điều trị, vừa tiện dụng cho người bệnh.

Dược liệu tự nhiên mở ra một hy vọng giúp làm giảm tỷ lệ tái phát, giảm các tác dụng không mong muốn và duy trì hiệu quả điều trị tốt cho các bệnh nhân trào ngược dạ dày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các loại dược liệu thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Các loại dược liệu được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện: Giảm acid dạ dày; Điều hòa trương lực cơ co thắt thực quản; Tăng tháo rỗng dạ dày thuận chiều; Ổn định co thắt cơ thực quản.

Hậu phác

Hậu phác (Magnolia offcinalis) thường được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh lý dạ dày. Theo y học cổ truyền, hậu phác có vị cay đắng tính ấm. Hậu phác điều trị các chứng bệnh như đầy chướng bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày…

Theo các nghiên cứu khoa học mới đây, 2 hoạt chất chính có trong hậu phác – Magnolol và Honorkiol thực sự có tác dụng tích cực với hệ thống tiêu hóa.

Tăng khả năng tháo rỗng dạ dày

– Nghiên cứu của bệnh viện Đại học Y Trung Quốc năm 2005: Magnolol và Honorkiol có thể cải thiện quá trình làm rỗng dạ dày.

– Nghiên cứu của Đại học Y học Cổ truyền Thành Đô và Đại học Dược Nam Kinh năm 2015: Hậu phác cải thiện đáng kể sự gia tăng tỷ lệ tồn dư trong dạ dày. Nghĩa là hậu phác giúp đẩy nhanh tiến trình tháo rỗng dạ dày.

Ức chế co bóp dạ dày: Nghiên cứu của bệnh viện Đại học Y Trung Quốc năm 2005: Magnolol và Honorkiol cũng ức chế sự co bóp của các cơ trơn dạ dày

Tác dụng khác với dạ dày: Nghiên cứu của Đại học quốc gia Seoul năm 2008: Honorkiol làm giảm đáng kể thể tích bài tiết dịch vị và sản lượng axit dạ dày, đồng thời làm tăng độ pH. Magnolol làm tăng hàm lượng chất nhầy của dạ dày

Chi tử

Khoảng 162 hợp chất hóa học đã được phân lập và xác định từ loại thảo mộc này. Trong số đó, iridoid glycoside và sắc tố vàng thường được coi là thành phần đặc trưng và hoạt tính sinh học chính. Các đặc tính dược lý khác nhau, chẳng hạn như tác dụng có lợi trên hệ thần kinh, tim mạch và tiêu hóa, hoạt động bảo vệ gan, hoạt động chống trầm cảm và hoạt động chống viêm.

Theo nhiều nghiên cứu, chi tử làm giảm tiết dịch acid theo cơ chế ức chế bơm proton, chống loét, kháng Helicobacter pylori.

Bạch thược

Chất chống oxy hóa của dịch chiết bạch thược có tác dụng hiệu quả bảo vệ dạ dày trước tác nhân gây loét lên đến 88,8%. Nó có tác dụng tăng tiết dịch nhày, bao tráng niêm mạc, chống loét, bổ tiêu hóa.

Paeoniflorin trong bạch thược có tác dụng cải thiện và tăng cường giấc ngủ, hỗ trợ các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày.

Mộc hương

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, mộc hương có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng HP, chống loét do tăng sinh chất nhầy, giảm co thắt do gây thư giãn cơ trơn, tăng nhu động gây tháo rỗng dạ dày thuận chiều, điều hòa nhu động dạ dày thực quản.

Theo y học cổ truyền mộc hương thường dùng trong các bài thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chữa chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.

Một số loại dược liệu khác

– Bạch linh: Chống viêm, giảm căng thẳng, giảm acid

– Bạch truật: Chống viêm, kháng khuẩn, phục hồi niêm mạc dạ dày, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày.

– Mạch môn: Thanh nhiệt, sinh tân dịch, tăng tái tạo niêm mạc.

– Can khương: Chống nôn, chống co thắt, giảm đau, chống viêm.

– Chỉ thực: Tăng nhu động thuận chiều đường tiêu hóa, điều chỉnh nhu động tiêu hóa (qua đánh giá các chỉ số vasoactive peptide ruột (VIP) và 5-hydroxy-tryptamin (5-HT).

Y học cổ truyền có tấy nhiều loại dược liệu cho hiệu quả cao trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Không chỉ vậy các loại dược liệu này còn an toàn với người dùng và ít gây tác dụng phụ không mong muốn. Đây thực sự là một lựa chọn hữu ích cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhất là những người hay tái phát bệnh hoặc kháng trị với các thuốc tây y.

Tin liên quan: