Phú Yên: Cấp cứu nam sinh 15 tuổi với vết thương dập nát bàn tay trái nghi do nổ pháo tự chế

Nam sinh H.B.H (15 tuổi), nhà ở Krông Pa, Gia Lai được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Phú Yên cấp cứu với vết thương dập nát bàn tay trái (T) nghi do nổ pháo tự chế theo làm theo hướng dẫn trên mạng.

Qua thăm khám hội chẩn, các bác sĩ khoa Cấp cứu và Chấn thương chỉnh hình nhận định tình trạng vết thương bệnh nhân phức tạp với: Vết thương dập bán bàn tay (T), mô mềm lòng bàn tay bị dập, chảy máu nhiều; Mất 1 phần ngón 1, toàn bộ ngón 2, 3/ biến dạng ngón tay 4,5 trái; Toát khớp cổ bàn tay, lộ nhiều gân gấp ngón bị nhổ rứt; Trên phim X quang gãy phức tạp nhiều xương bàn, ngón/cổ tay trái.

469427599_598580602680960_3526849047267625192_n

Hình ảnh tay của bệnh nhân

Sau khi giải thích rõ tình hình bệnh nhân cho người nhà, bệnh nhân được chuyển ngay vào khoa Gây mê hồi sức để Phẫu thuật cấp cứu để xử trí vết thương kỳ đầu theo nguyên tắc xử trí vết thương hỏa khí:

Căt lọc vết thương, cắt bỏ phần xương và mô mềm dập nát; Cố định lại phần nền xương bàn ngón 1 còn lại và xương bàn ngón 4/5 tay (T) cố định vào các xương cổ tay bằng kim Kirschner; Xoay da, khâu che vết thương.

Hiện tại, tình hình bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục được theo dõi thêm tại khoa Gây mê hồi sức.

Tổn thương do pháo nổ thường là phức tạp, nhiều trường hợp tổn thương nhiều vị trí như bàn tay, mặt, thân người… nên điều trị khó khăn, tốn nhiều thời gian và thường để lại di chứng nặng nề, thậm chí mất chức năng vĩnh viễn.

Vào dịp sát Tết và Tết Nguyên đán hàng năm, Bệnh viện thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị vết thương bàn tay do pháo nổ, đa số bệnh nhân ở độ tuổi từ 10-16 tuổi tự chế pháo để chơi Tết.

Vì vậy, trước sự nguy hiểm của pháo tự chế, mỗi gia đình cần nâng cao cảnh giác, tuyên truyền, vận động người thân, con em chấp hành nghiêm các quy định về quản lý pháo, không tự ý chế tạo, sử dụng pháo nổ (thuốc pháo) để ngăn chặn nguy cơ, hậu quả đáng tiếc xảy ra từ pháo nổ.

Tin liên quan: