Cà tím là loại thực phẩm quen thuộc với rất nhiều người Việt Nam, cà tím mang trong mình nhiều chất dinh dưỡng giúp bảo vệ sức khoẻ và phòng chống được rất nhiều bệnh tật
Cà tím có tên khoa học là Solaum melongena L, thuộc họ cà (Solanaceae). Ở Việt Nam, cà tím còn được gọi là cà nâu hoặc cà dái dê. Thân cây cà cao từ 50 – 150cm, thường có gai nhỏ. Cây cà tím có phiến lá rộng, mặt dưới của lá có lông tơ bao phủ. Hoa cà có màu trắng hoặc tím nhạt, nhị hoa màu vàng. Quả cà tím thường mọc đơn lẻ, thân dài, vỏ bóng loáng, có màu tím nhạt hoặc tím sẫm. Chiều dài của mỗi quả từ 15 – 23cm, đường kính từ 4 – 5cm hoặc có thể lớn hơn.
Giá trị dinh dưỡng của cà tím
Trong 100 gram cà tím có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau: Năng lượng: 25 Kcal; chất đạm: 1g; chất béo: 0,2g; carbohydrate: 6g; chất xơ: 3g.
Ngoài ra, trong 100 gram cà tím cũng có chứa các loại vitamin và khoáng chất như:
Folate: 22 microgram; Vitamin A: 23 IU; Vitamin C: 2,2 milligram; Vitamin K: 3,5 microgram; Canxi: 9mg; Sắt: 0,23mg; Magie: 14mg; Photpho: 24 mg; Kali: 229mg.
Công dụng chữa bệnh của cà tím
1. Thanh nhiệt
Cà tím là thực phẩm có tính lạnh, mát, có tác dụng thanh nhiệt, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm sưng, giảm đau. Ăn cà tím vào mùa hè có thể ăn vào mùa hè giúp thanh nhiệt, giải nhiệt mùa hè.
2. Giảm mỡ máu và giảm huyết áp
Cà tím chứa saponin giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn quá trình hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu, giúp mạch máu luôn thông thoáng. Vì vật, ăn cà tím sẽ giúp làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
3. Bảo vệ tim mạch
Cà tím có chứa vitamin C và vitamin B6, giúp bảo vệ và tăng cường độ đàn hồi của thành mao mạch, tăng cường khả năng miễn dịch tế bào của con người, ngăn ngừa mạch máu bị vỡ giúp giảm nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và bảo vệ chức năng tim mạch.
4. Chống oxy hoá, ngăn ngừa ung thư
Các chất chống oxy hoá trong cà tím giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tổn hại của các gốc tự do. Sắc tím của cà tím được quy định bởi sắc tố anthocyanin, một hợp chất có đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ. Polyphenol trong cà tím có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư; giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư.
5. Phòng chống bệnh tiểu đường
Trong cà tím có chứa polyphenol, giúp giảm hấp thụ đường và tăng tiết insulin, từ đó giúp kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, trong cà tím cũng chứa nhiều chất xơ không hoà tan, giúp làm chậm tốc độ tiêu hoá và giảm khả năng hấp thu đường của cơ thể, giúp ổn định lượng đường trong máu và phòng chống bệnh tiểu đường.
Một số lưu ý khi ăn cà tím:
Không ăn quá nhiều: Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine có tác dụng gây mê nếu ăn quá nhiều.
Không đun ở nhiệt độ quá cao: Đun ở nhiệt độ quá cao sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng có trong cà tím.
Nên ăn cả vỏ: Ta có thể chế biến cà tím bằng nhiều cách khác nhau như nướng, xào với thịt, nấu canh,… Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý không nên gọt bỏ vỏ cà tím bởi vỏ cà tím chứa vitamin nhóm B và vitamin C có lợi cho sức khoẻ.
Nguồn: Health/Baike
Tin liên quan: